Nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn, hàng vạn người dân Khánh Hòa bị ảnh hưởng do mưa lớn
(207)
- Vì sao thành phố Nha Trang dễ ngập?
- Lấy ý kiến cộng đồng quy hoạch khu đô thị Tây Nha Trang gồm 4 khu vực rộng 151Ha
- Người dân Nha Trang khổ sở vì hồ chứa nước ‘báo một đằng, xả lũ một nẻo’
- Khởi công xây dựng đường D30 kết nối đường Võ Nguyên Giáp với đường 23/10
- Sáng sớm 20-12, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành cơn bão 14
Theo báo cáo nhanh sáng 1/12 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, mưa lớn liên tiếp những ngày qua đã gây sạt lở, ngập úng nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn, hàng vạn người dân Khánh Hòa bị ảnh hưởng do mưa lớn
Tổng lượng mưa 24h qua (6h ngày 30/11 đến 6h ngày 1/12) các nơi phổ biến từ 30 – 125mm, một số nơi có lượng mưa lớn hơn. Do mưa lớn, kết hợp với hoạt động xả điều tiết các hồ chứa nước, nên trong đêm 30/11, lũ trên sông Cái Nha Trang lên nhanh, đạt đỉnh lúc 0h ngày 1/12 với mức 11,46m, trên BĐ3 là 0,46m; trên sông Dinh Ninh Hòa đạt 5,72m, trên BĐ3 là 0,02m.
Ứng phó với mưa lũ, nguy cơ sạt lở đất, trên địa bàn huyện Khánh Sơn đã tổ chức sơ tán 21 hộ 88 khẩu; tại Nha Trang có 38 hộ/132 khẩu tại các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương phải sơ tán đến nơi an toàn.
Do mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về nhanh, cùng với một số hồ chứa nước xả điều tiết đã gây ngập úng nặng nề nhiều nơi. Tại Nha Trang ở các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp trong đêm 30/11 đến sáng 8h sáng 1/12 bị cô lập hoàn toàn, mức ngập có nơi trên 2m. Ước tính có gần 8.300 hộ với khoảng 35.000 người dân ở các xã này bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Ở các địa phương khác, huyện Diên Khánh ngập lụt các điểm dân cư, các vị trí vùng trũng dọc sông Cái (xã Diên Đồng, Diên Thọ, Diên Lâm, Diên Điền, Diên Phú), ngập khu vực đồng ruộng thuộc xã Diên Thạnh, Diên Lạc.
Tại Ninh Hòa ngập úng tại nhiều khu vực ven sông Dinh Ninh Hòa; khu vực huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh ngập hầu hết các cầu tràn với mức ngập khoảng 1,5m.
Đối với các công trình, mưa lớn gây sạt lở một số đoạn thuộc bờ đê Sông Gốc, sông Đồng Điền (Vạn Ninh); Kè Sông Tô Hạp đoạn qua xã Ba Cụm Bắc (Khánh Sơn); nhiều tuyến kênh bị ngập sâu trong nước chưa xác định được thiệt hại.
Riêng các công trình giao thông bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngập úng và đất đá sạt trượt gây ách tắc giao thông. Tại Nha Trang, đường Phạm Văn Đồng đất đá sạt lở lấp rãnh dọc, tràn ra mặt đường khoảng 230 m3; đường Nguyễn Tất Thành đất đá sạt lở lấp rãnh dọc, lề đường khoảng 96m3. Tại Ninh Hòa, Tỉnh lộ 1B đất đá sạt lở tràn ra mặt đường khoảng 194 m3; mưa lớn làm tổng cộng 60 cây ngã ra đường.
Tại Khánh Vĩnh, trên Tỉnh lộ 2, đường Sông Cầu – Yang Bay bị sạt lở nhiều nơi, tổng cộng có gần 300m3 đất đá tràn ra mặt đường. Tại Khánh Sơn, Tỉnh lộ 9 sạt lở nhiều nơi với khoảng 427m3 đất đá, đường Tô Hạp – Sơn Bình cũng bị sạt lở nghiêm trọng với tổng cộng 347m3. Hiện cơ quan chức năng đang tập trung hốt dọn, đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường bị sạt lở.
Đối với sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 800 ha lúa bị ngập nước (Vạn Ninh 450ha, Ninh Hòa 50ha).
Phạm Hiền | Giáo Dục & Thời Đại
Bài viết mới
- Đảo Hòn Miễu Nha Trang tan nát vì xây dựng khu du lịch
- Người dân xóm cồn Nha Trang mong được làm kè, làm đường
- Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác theo dự thảo Quyết định mới
- Hiện trạng các công trình trên bãi biển đường Trần Phú trước ngày quy hoạch
- Bảo vệ “du lịch xanh”, Nha Trang xử lý nặng nạn vứt rác bừa bãi