Hướng dẫn thủ tục hoàn công bổ sung nhà lên sổ dễ hiểu nhất

26/02/2019 09:36

(398)

Hoàn công xây dựng là một thủ tục mà hầu như ai cũng phải làm để pháp lý căn nhà mình ở trên hoàn thiện. Mặc dù nhiều trường hợp đã xây nhà hoàn toàn đúng theo giấy phép xây dựng nhưng khi đi làm thủ tục hoàn công xây dựng thì gặp nhiều rắc rồi, phát sinh.

Phần lớn hồ sơ tự đi hoàn công đều bị Văn phòng đăng ký đất đai trả về vì thiếu các thông tin để hoàn công. Thủ tục hoàn công nhà ở 2019 cho nhà ở riêng lẻ gồm 2 giai đoạn:

Chuẩn bị hồ sơ hoàn công nhà ở riêng lẻ

  • Lập 1 bản vẽ kiến trúc theo hiện trạng (kiến trúc nhà).
  • 1 bản vẽ hiện trạng sơ đồ nhà, đất.
  • 1 biên bản nghiệm thu công trình.
Một bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở cá nhân riêng lẻ
Một bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở cá nhân riêng lẻ

Nhưng điều đáng chú ý là phần lớn người dân không tự làm được các biên bản này, nên nhờ 1 công ty xây dựng lập và trả tiền cho họ, thường thì tốn từ 3 – 5 triệu đồng. Sau đó chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • CMND, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của chủ nhà (photo).
  • Hồ sơ pháp lý của nhà hoàn công: Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Soạn đơn đăng ký biến động theo mẫu 09/ĐK tại Phòng đô thị (thường bán tại UBND Thành phố /Huyện hay các cửa hiệu photo kế bên)

Nộp hồ sơ hoàn công

Bước 1:

Chủ nhà nộp hồ sơ (theo mục A) tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND các cấp Thành phố /Huyện.

Trường hợp có sai sót, thiếu hồ sơ thì Bộ phận tiếp nhận kiểm tra và trả hồ sơ, yêu cầu bổ sung ngay lập tức. Trường hợp đã đủ hồ sơ thì tiếp nhận và ghi biên nhận, hẹn phúc đáp, trả hồ sơ.

Bước 2:

Phòng Quản lý đô thị Thành phố /Huyện thụ lý hồ sơ:

  • Cử cán bộ phòng quản lý đô thị đi kiểm tra, xác minh việc xây dựng có phù hợp hay không.
  • Ký vào các biên bản kiểm tra với chủ sở hữu.

Hồ sơ hợp lệ thì P. Quản lý đô thị tự lập báo cáo trình Cấp lãnh đạo thuận duyệt hồ sơ hoàn công hợp lệ. Phòng quản lý đô thị lập Phiếu chuyển Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.

Bước 3:

Bộ phận văn thư của Văn phòng UBND trình Chủ tịch UBND quận/huyện ký Giấy chứng nhận, sau đó chuyển cho Tổ tiếp nhận để trả hồ sơ cho chủ sở hữu.

Bước 4:

Chủ sở hữu nhận Phiếu chuyển, sau đó đến Chi cục Thuế nơi mình sống nộp các loại thuế, phí theo quy định.

Bước 5: 

Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, chủ sở hữu cầm biên lai nộp thuế đến bộ phận Một cửa, Văn phòng UBND Thành phố /Huyện. Sau đó chủ nhà sẽ được nhận Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đã cập nhật phần nhà ở trên đất) tại Văn phòng UBND Thành phố /Huyện.

Tổng hợp

Đọc thêm

lên đầu trang