Chi phí làm đường ở Việt Nam đắt nhất hành tinh là do đâu?

06/12/2018 01:27

(3)

Việt Nam là một quốc gia nổi tiếng với những con đường “đắt nhất hành tinh”, có thể lên đến vài tỷ cho 1m dài. Nguyên nhân của tình trạng làm đường giá cao như vậy được cho là do kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở nội đô quá lớn. Tình trạng này có lẽ kỷ lục giá các tuyến đường nghìn tỷ sẽ liên tiếp bị phá mà không có cách nào giảm được. Hơn nữa, sẽ khó có cách thu hồi kinh phí đã đầu tư khi đường đã đưa vào sử dụng.

Một đoạn đường ở Hà Nội dài 2.27km có tổng mức đầu tư khoảng 8000 tỷ
Một đoạn đường ở Hà Nội dài 2.27km có tổng mức đầu tư khoảng 8000 tỷ

Mới đây, một đoạn đường đắt nhất hành tinh tại Hà Nội có chiều dài 2,27km với tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ bị lùi ngày khởi công do vướng giải phóng mặt bằng. Tại dự án sân bay Nha Trang, một phần hợp đồng BT trị giá 967 tỷ cũng phải dành hết 548 tỷ chi phí bồi thường, giải tỏa.

Riêng chi phí bồi thường giải tỏa chiếm tới 56.6% tổng kinh phí làm các tuyến đường kết nối dự án sân bay Nha Trang
Riêng chi phí bồi thường giải tỏa chiếm tới 56.6% tổng kinh phí làm các tuyến đường kết nối dự án sân bay Nha Trang

Tuy khó có cách giải quyết, nhưng cách thức phát triển hạ tầng như hiện nay tạo nên nhiều hệ lụy rất xấu:

Thứ nhấtXuất hiện sự bất công bằng trong thụ hưởng lợi ích do con đường lớn mới phát triển mang lại, tạo nên những bức xúc khó giải quyết. Một số người bị mất hoàn toàn đất để làm đường mà giá trị bồi thường, cấp tái định cư không thỏa đáng. Một số người không mất tấc đất nào, đất cũ xa đường mà này lại được giáp mặt đường lớn.

Người sử dụng hạ tầng lại không phải đóng góp gì để bù lại kinh phí mà Nhà nước đã bỏ ra để đầu tư phát triển hạ tầng.

Thứ haiPhát triển hạ tầng luôn tạo giá trị đất đai gần kề tăng lên rất nhiều. Luật Đất đai luôn đưa ra quy định rằng Nhà nước phải thu lại phần đáng kể giá trị tăng thêm trên đất mà không do chủ sử dụng đất tự đầu tư mang lại. Quy định như vậy nhưng các thành phố lớn làm gì để thực hiện được quy định này.

Thứ ba: Một dự án mà bồi thường, hỗ trợ tái định cư quá lớn, liên quan tới nhiều người, nhất là khi thị trường bất động sản đang nổi sóng thường gắn với nguy cơ tham nhũng rất cao. Cách tham nhũng thường gặp vẫn là giấy tờ chính thức thì mức bồi thường cao, nhưng thực hiện với dân lại thấp. Cách nữa là tạo ra hồ sơ khống mà người được nhận tái định cư trên giấy tờ đã không còn ở đấy nữa.

Vụ Khởi tố, khám xét nhà ông Lê Huy Toàn – Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang cùng với đường dây làm giả giấy tờ cấp tái định cư khu đô thị Hoàng Long là một minh chứng rõ ràng cho việc này.

Phát triển hạ tầng bằng những cách quá đắt đỏ và thiếu công bằng thì sẽ cần quá nhiều tiền để nâng cấp các đô thị cũ và phát triển các đô thị mới.

Cơ quan quản lý Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý bằng cách nhà nước phải nắm quyền dẫn dắt phát triển đô thị theo đúng quy hoạch có chất lượng. Đặc biệt nên xử lý nghiêm minh những dự án thực hiện trái quy hoạch. Việc điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện theo đúng quy định và thỏa mãn các yêu cầu tùy theo từng thời điểm.

Nhà nước phải có công cụ quản lý việc phân bổ dân cư, dự tính và kiểm soát được luồng di dân vào các đô thị lớn. Nếu cần thiết, không ngại nâng cao thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đến mức hợp lý, miễn sao có tác động tạo nguồn thu ngân sách phù hợp. Cư dân các đô thị lớn cần đóng góp nguồn lực để chỉnh trang và phát triển đô thị họ đang sống. Đây chính là nguồn ngân sách chủ yếu để địa phương sử dụng phát triển hạ tầng và các dịch vụ công cộng cho đô thị, cải thiện đời sống cho chính mỗi cá nhân.

Đọc thêm

lên đầu trang